Nội dung chính
- 1 Việt Nam là một nước có nguồn thủy hải sản phong phú và dồi dào. Khi nguồn thủy hải sản được đánh bắt quá nhiều, ngư dân bắt đầu nghĩ tới việc tích trữ thực phẩm, họ đã nghĩ tới việc phơi khô những gì họ đánh bắt được để dành cho những ngày thời tiết không thuận lợi. Từ đó, khô hải sản ra đời và gắn bó với đời sống người Việt đến tận ngày nay. Hơn nữa, nhờ vào mùi vị và đa dạng cách chế biến, kết hợp với nhiều thực phẩm khác, khô hải sản dần dần khẳng định vị thế của mình trong danh sách đặc sản của Việt Nam, cũng như gây kích thích, tò mò với nhiều thực khách nước ngoài.
- 2 Ban đầu, người dân có truyền thống làm khô thực phẩm dự trữ từ rau củ, như măng, rong biển, nấm,… sau này, truyền thống này được mở rộng và phát triển sang thịt động vật: heo, bò, gà… và hải sản… Cách làm khô cũng chỉ đơn giản là phơi mọi thứ dưới ánh nắng mặt trời. Dưới tác dụng của tia UV, các vitamin trong rau, củ, quả sẽ bị biến đổi hoặc phân hủy nhưng các chất khác như đạm, lipit,…các chất khoáng Fe, Ca, K,.. vẫn được giữ lại. Tương tự, trong hải sản khô không bị ảnh hưởng, hải sản sau khi đánh bắt đem rửa sạch, tùy loại có thể làm chín hoặc để sống rồi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời để làm khô.Việc làm khô như thế này phụ thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, không đủ nắng đạm sẽ bị phân hủy thành amoniac có mùi khai, tanh. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh không đảm bảo, có thể bị nhiễm bụi bặm, ruồi nhặng,. Do đó, chất lượng hải sản khô thu được không ổn định.
- 3 Ngày nay, với kỹ thuật tiên tiến và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao, nhiều cơ sở chế biến hải sản khô theo truyền thống đã nâng cấp, đưa kỹ thuật công nghệ vào quy trình chế biến hải sản khô khép kín, từ việc đánh bắt đến việc làm khô.
- 4 Hải sản còn tươi sẽ được sơ chế, sau đó được đem sấy điện hoặc than. Chúng ta sẽ thu được những mẻ hải sản khô đạt chất lượng, hợp vệ sinh. Sau khi làm khô nếu được bảo quản đúng cách, các chất dinh dưỡng trong hải sản được giữ lại hoàn toàn như: đạm, Ca, K, Fe, P… Vì vậy hải sản khô cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết.
- 5 Các loại khô hải sản phổ biến trong nhiều năm.
- 6 Có rất nhiều loại khô hải sản được yêu thích bởi thực khách trong và ngoài nước. Số lượng tiêu thụ tương đối cao và gia tăng hàng năm, không chỉ phục vụ cho mục đích chế biến, ăn uống thông thường, mà còn là những món quà đặc sản biếu tặng nhau trong những dịp lễ lạc.
- 7 1. Mực nguyên con:
- 8 Khô mực được chế biến từ những đợt đánh bắt mực tươi. Sau khi đánh bắt, mực sẽ được tiến hành xẻ ngay, rửa bằng nước biển và phơi liền trên tàu sau 4 đến 5 nắng giòn. Việc này được đảm bảo yếu tố vệ sinh gần như tuyệt đối: Không bụi, không côn trùng, ruồi nhặng. Sau khi mực đạt được độ khô đúng chuẩn sẽ bảo quản hầm lạnh.
- 9 Khô ngon là loại có thân thẳng mình thịt dày. Mực khô khi được câu sẽ có bụng màu trắng, lung màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện giống da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra bên trong có màu hồng nhạt, dẻo, không vụn, ngọt hậu, càng nhai càng ngọt.
- 10 Một món ăn ngon được chế biến sẵn từ khô mực là mực tẩm gia vị. Thông qua quá trình chế biến với nhiều công đoạn như lột da, loại bỏ đầu, dè, cán mỏng, tẩm ướp gia vị, sấy khô ra được thành phẩm. Với vị dai dai của thịt mực, vị ngọt ngọt, mặn mặn của gia vị ướp làm cho món mực tẩm gia vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
- 11 2. Mực xé Sợi:
- 12 Thông thường bạn sẽ thấy mực tẩm gia vị được bày biện trong những dịp gặp mặt, hội họp. Đây là một món ăn vặt kích thích vị giác, nếu thêm một ít bia, mực tẩm gia vị trở thành một món nhắm bắt mồi và hấp dẫn.
- 13 3 Tôm Khô:
- 14 4, Khô Cá Dứa:
- 15 Khô cá dứa một nắng được làm từ con cá còn sống bảo đảm được sự tươi ngon của cá. Cá dứa là loài cá nhiệt đới có thể sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, Cá dứa ngon chủ yếu ở vùng biển Cần Giờ và Cà Mau… Đặc thù của cá dứa là thịt trắng hồng, ít mỡ, thịt săn chắc thơm ngọt và không tanh nên rất được người dân Nam bộ ưa chuộng.
- 16 Và rất nhiều sản phẩm hải sản tươi được người dân chế biến thành món ăn khô, làm phong phú ẩm thực Việt Nam cho đến ngày nay.
Việt Nam là một nước có nguồn thủy hải sản phong phú và dồi dào. Khi nguồn thủy hải sản được đánh bắt quá nhiều, ngư dân bắt đầu nghĩ tới việc tích trữ thực phẩm, họ đã nghĩ tới việc phơi khô những gì họ đánh bắt được để dành cho những ngày thời tiết không thuận lợi. Từ đó, khô hải sản ra đời và gắn bó với đời sống người Việt đến tận ngày nay. Hơn nữa, nhờ vào mùi vị và đa dạng cách chế biến, kết hợp với nhiều thực phẩm khác, khô hải sản dần dần khẳng định vị thế của mình trong danh sách đặc sản của Việt Nam, cũng như gây kích thích, tò mò với nhiều thực khách nước ngoài.
Ban đầu, người dân có truyền thống làm khô thực phẩm dự trữ từ rau củ, như măng, rong biển, nấm,… sau này, truyền thống này được mở rộng và phát triển sang thịt động vật: heo, bò, gà… và hải sản… Cách làm khô cũng chỉ đơn giản là phơi mọi thứ dưới ánh nắng mặt trời. Dưới tác dụng của tia UV, các vitamin trong rau, củ, quả sẽ bị biến đổi hoặc phân hủy nhưng các chất khác như đạm, lipit,…các chất khoáng Fe, Ca, K,.. vẫn được giữ lại. Tương tự, trong hải sản khô không bị ảnh hưởng, hải sản sau khi đánh bắt đem rửa sạch, tùy loại có thể làm chín hoặc để sống rồi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời để làm khô.Việc làm khô như thế này phụ thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết xấu, không đủ nắng đạm sẽ bị phân hủy thành amoniac có mùi khai, tanh. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh không đảm bảo, có thể bị nhiễm bụi bặm, ruồi nhặng,. Do đó, chất lượng hải sản khô thu được không ổn định.
Ngày nay, với kỹ thuật tiên tiến và nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao, nhiều cơ sở chế biến hải sản khô theo truyền thống đã nâng cấp, đưa kỹ thuật công nghệ vào quy trình chế biến hải sản khô khép kín, từ việc đánh bắt đến việc làm khô.
Hải sản còn tươi sẽ được sơ chế, sau đó được đem sấy điện hoặc than. Chúng ta sẽ thu được những mẻ hải sản khô đạt chất lượng, hợp vệ sinh. Sau khi làm khô nếu được bảo quản đúng cách, các chất dinh dưỡng trong hải sản được giữ lại hoàn toàn như: đạm, Ca, K, Fe, P… Vì vậy hải sản khô cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất cần thiết.
Các loại khô hải sản phổ biến trong nhiều năm.
Có rất nhiều loại khô hải sản được yêu thích bởi thực khách trong và ngoài nước. Số lượng tiêu thụ tương đối cao và gia tăng hàng năm, không chỉ phục vụ cho mục đích chế biến, ăn uống thông thường, mà còn là những món quà đặc sản biếu tặng nhau trong những dịp lễ lạc.
1. Mực nguyên con:
Khô mực được chế biến từ những đợt đánh bắt mực tươi. Sau khi đánh bắt, mực sẽ được tiến hành xẻ ngay, rửa bằng nước biển và phơi liền trên tàu sau 4 đến 5 nắng giòn. Việc này được đảm bảo yếu tố vệ sinh gần như tuyệt đối: Không bụi, không côn trùng, ruồi nhặng. Sau khi mực đạt được độ khô đúng chuẩn sẽ bảo quản hầm lạnh.
Khô ngon là loại có thân thẳng mình thịt dày. Mực khô khi được câu sẽ có bụng màu trắng, lung màu hồng nhạt tự nhiên và những chấm đen mờ thể hiện giống da của mực, mùi không tanh hay dính ướt tay. Mực khô ngon khi nướng lên, xé ra bên trong có màu hồng nhạt, dẻo, không vụn, ngọt hậu, càng nhai càng ngọt.
Một món ăn ngon được chế biến sẵn từ khô mực là mực tẩm gia vị. Thông qua quá trình chế biến với nhiều công đoạn như lột da, loại bỏ đầu, dè, cán mỏng, tẩm ướp gia vị, sấy khô ra được thành phẩm. Với vị dai dai của thịt mực, vị ngọt ngọt, mặn mặn của gia vị ướp làm cho món mực tẩm gia vị vô cùng thơm ngon và hấp dẫn.
2. Mực xé Sợi:
Thông thường bạn sẽ thấy mực tẩm gia vị được bày biện trong những dịp gặp mặt, hội họp. Đây là một món ăn vặt kích thích vị giác, nếu thêm một ít bia, mực tẩm gia vị trở thành một món nhắm bắt mồi và hấp dẫn.
3 Tôm Khô:
4, Khô Cá Dứa:
Khô cá dứa một nắng được làm từ con cá còn sống bảo đảm được sự tươi ngon của cá. Cá dứa là loài cá nhiệt đới có thể sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ, Cá dứa ngon chủ yếu ở vùng biển Cần Giờ và Cà Mau… Đặc thù của cá dứa là thịt trắng hồng, ít mỡ, thịt săn chắc thơm ngọt và không tanh nên rất được người dân Nam bộ ưa chuộng.
Và rất nhiều sản phẩm hải sản tươi được người dân chế biến thành món ăn khô, làm phong phú ẩm thực Việt Nam cho đến ngày nay.